Hôm nay, Thứ 5 28/03/24 23:31

Thời gian được tính theo giờ UTC + 7 Giờ




Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời  [ 3 bài viết ] 
Người gửi Nội dung
Gửi bàiĐã gửi: Thứ 5 12/12/13 11:17 
Ngoại tuyến
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Thứ 5 10/01/13 0:02
Bài viết: 55
Hình ảnh

Hai loại hồ sơ cần có trước khi thi công
Trước tiên, chủ nhà cần chọn một đơn vị tư vấn thiết kế để đơn vị này thực hiện bước đầu là làm hồ sơ thiết kế sơ bộ để xin phép xây dựng. Khi đó, đơn vị chức năng cấp phép sẽ cho biết ngôi nhà được phép xây bao nhiêu tầng (tùy khu vực); ban công trong giới hạn nào... Chẳng hạn, lộ giới dưới 6m thì không cho chìa ban công ra; 6 - 12m, chìa ra được 0,9m; 12 - 16m được 1,2m... Hoặc, phải lùi vào đúng chỉ giới xây dựng so với lề đường; xác định vị trí cấp thoát nước...

Lưu ý, hồ sơ xin phép này khác với hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công. Sau đó, chủ nhà cùng đơn vị thiết kế bàn bạc, tìm những giải pháp cụ thể theo nhu cầu sinh hoạt của gia đình, phù hợp khả năng tài chính... Từ những yếu tố đó, nhà thiết kế mới làm thành một bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật đầy đủ.

Bộ hồ sơ này gồm 3 bộ bản vẽ: bản vẽ khai triển chi tiết kiến trúc như các bản vẽ phối cảnh, mặt bằng, mặt cắt; chi tiết vệ sinh, cầu thang, ban công... Kỹ sư xây dựng của đơn vị thiết kế dựa trên bản vẽ này để tạo bộ bản vẽ kết cấu gồm kết cấu từ móng đến mái như cột, sàn, đà, dầm, móng... Kỹ sư xây dựng thường dùng tư liệu của đơn vị khảo sát địa chất hoặc phải yêu cầu khoan địa chất thực tế nơi xây nhà để đưa ra giải pháp móng chuẩn xác. Tiếp theo đó, kỹ sư hoặc nhà chuyên môn về điện, nước cũng dựa vào bản vẽ thiết kế chi tiết để thực hiện tiếp bộ hồ sơ thiết kế điện nước như hệ thống điện thắp sáng, điện sử dụng máy; hệ thống cấp thoát nước... Bình thường, với một căn nhà phố, tổng số bản vẽ của cả 3 bộ bản vẽ trên có thể lên đến vài chục bản. Cần lưu ý là trong thực tế hiện nay, nhiều nhà thiết kế thường chỉ thực hiện những bản vẽ "không thể bỏ qua" như triển khai chi tiết kiến trúc, kết cấu còn các bản vẽ điện nước thì không có. Ðiều này gây khó khăn sau này khi cần sửa chữa hoặc chuyển đổi chủ sở hữu.

Sau khi hoàn tất 3 bộ hồ sơ trên, bước tiếp theo là đơn vị tư vấn thiết kế lập dự toán công trình để định được giá trị đầu tư xây dựng. Ðến đây, hồ sơ tư vấn thiết kế xong, chủ nhà có thể mang đi nhờ thầu, công ty xây dựng hay một đơn vị nào đó ký hợp đồng thi công.
Thi công và hoàn công
Theo quy định, đơn vị thi công phải là đơn vị có tư cách pháp nhân. Trong thi công, thường chủ nhà thuê một kiến trúc sư hay kỹ sư giám sát tiến độ công trình, thay mặt gia chủ giám sát về kỹ thuật như bản vẽ chi tiết và dự toán đã thể hiện và ghi nhật ký thi công công trình. Ðơn vị tư vấn thiết kế thường giới thiệu người giám sát thi công này cho chủ nhà vì người giám sát sẽ thực hiện đúng ý đồ của bản thiết kế đã thống nhất.

Sau khi hoàn tất căn nhà là phần làm thủ tục hoàn công. Thao tác này gần giống như khi xin phép xây dựng, có thể nhờ đơn vị tư vấn thiết kế lập hồ sơ hoàn công. Hồ sơ gồm: giấy đề nghị hoàn công; bản sao hợp đồng thi công; bản sao giấy phép xây dựng; bản sao bộ bản vẽ thiết kế xây dựng; và bản vẽ hoàn công (thể hiện đúng hiện trạng đã xây dựng); biên bản định vị móng, công trình vệ sinh... Ðơn vị chức năng chấp nhận hoàn công, ngôi nhà mới hợp lệ mọi mặt.
Cơ sở để tính toán chi phí
Theo quy định của Bộ Xây dựng, chi phí thiết kế công trình dân dụng được tính theo tỷ lệ phần trăm trên tổng trị giá xây dựng công trình. Ví dụ, nhà liên kế, nhà phố giá thành 500 triệu đồng thì chi phí thiết kế là 2,99%; nhà có giá thành xây 200 triệu đồng thì chi phí thiết kế là 3,08%. Một số công ty thiết kế thường tính theo m² xây dựng, khoảng 45.000 - 50.000đ/m². Giá này cũng có thể thay đổi theo thoả thuận tùy theo bộ hồ sơ thiết kế chi tiết đến cỡ nào. Cách tính này cũng thường tương ứng với giá theo tỷ lệ phần trăm.

Giá thành xây dựng thường chia ra hai phần: phần xây thô và phần hoàn thiện. Ví dụ, nhà cấp 2 (dạng nhà đúc có lầu), phần thô là 1 - 1,1 triệu đồng/m² (công+vật tư) và phần hoàn thiện là 500.000đ/m² trở lên. Khoản hoàn thiện biến động nhiều do tùy thuộc vào nguyên liệu chọn, loại tốt, trung bình hay thường; ví dụ, cái vòi nước, có loại 60.000đ, có loại 3 - 5 triệu đồng/cái... Với nhà cấp 3 và 4 - dạng nhà trệt có gác - giá xây dựng khoảng 700.000đ đến 1 triệu đồng/m² (tính cả công, vật tư và phần hoàn thiện).

Theo sgtt.com.vn


Đầu trang
 Xem thông tin cá nhân  
 
Gửi bàiĐã gửi: Thứ 5 12/12/13 14:37 
Ngoại tuyến
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Thứ 5 10/01/13 0:02
Bài viết: 55
Hình ảnh

Trước khi bắt đầu “một trong ba việc trọng đại của đời người” và ký hợp đồng xây dựng, hẳn ai cũng có rất nhiều băn khoăn và không khỏi lúng túng. Nên bắt đầu từ đâu? Nên làm như thế nào? Nên xử lý các rắc rối như thế nào? Những câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về quá trình xây nhà, cũng như tránh khỏi những sai lầm không đáng có.

Đơn giá xây dựng được tính ra sao?

Khi báo giá xây nhà, thông thường sẽ có hai cách: hoặc báo giá theo dự toán hoặc báo giá theo m2. Với báo giá theo dự toán, bạn sẽ nhận được con số chi phí khá chính xác. Tuy nhiên, vì lý do thời gian và nhân lực, không có nhiều đơn vị làm theo cách này.

Cách tính diện tích xây dựng như thế nào?

Với cách báo giá phổ biến này, điều bạn cần lưu ý là cách tính diện tích xây dựng. Không có một tiêu chuẩn cũng như công thức cụ thể cho việc này. Vì vậy, khi bạn được báo giá tính theo đơn vị m2 với một giá hời, khoan hãy vội mừng. Có thể cách tính diện tích của họ sẽ lớn hơn nhiều so với các đơn vị khác báo giá cao hơn. Vấn đề này khá phổ biến nhưng lại không nhiều người biết hoặc tìm hiểu kỹ.

Vật tư sử dụng trong công trình là những loại gì?

Đây là yếu tố trực tiếp tác động tới báo giá xây dựng của các đơn vị. Vì vậy, bạn nên có sự thỏa thuận rõ rang về chủng loại vật tư được sử dụng trong công trình. Hãy đặc biệt chú ý tới các vật tư xây thô, vì chúng ảnh hưởng trực tiếp tới độ chắc chắn của ngôi nhà bạn. Với các vật liệu hoàn thiện, bạn nên có sự cân nhắc kỹ càng để đảm bảo tính thẩm mỹ của căn nhà nhưng cũng tiết kiệm cho hầu bao của mình.

Ai sẽ chịu trách nhiệm với các thủ tục hành chính khi xây dựng?

Các thủ tục hành chính bao gồm xin phép xây dựng, thủ tục hoàn công, đổi sổ, và các vấn đề phát sinh khác. Cần có sự thống nhất trong việc này. Đây có thể nói là một khâu tốn thời gian nhất và dễ xảy ra sai sót, dẫn đến việc phải làm đi làm lại nhiều lần.

Có thể cam đoan đảm bảo tiến độ thực hiện không?

Nên có mục tiến độ thực hiện trong điều khoản của hợp đồng. Không chỉ đơn giản là sẽ xây ngôi nhà này trong bao lâu, mà hãy chia nhỏ thời gian cho các khâu, các giai đoạn xây dựng. Tốt nhất, bạn nên yêu cầu phía nhà thầu bảng tiến độ thực hiện công việc để tiện theo dõi. Đồng thời, việc thưởng, và phạt đối với tiến độ cũng nên được thỏa thuận trong hợp đồng

Các giai đoạn thanh toán như thế nào?

Song song với việc thực hiện tiến độ, bạn cũng cần chú ý tới các giai đoạn thanh toán để có thể chủ động về tài chính. Đồng thời, với các đợt thanh toán cụ thể, bạn cũng có thể kiểm soát quá trình thực hiện của đơn vị xây dựng tốt hơn, tránh xẩy ra tình trạng đơn vị nhà thầu nhận tiền rồi “ chạy trốn”.

Có thể đảm bảo chất lượng nhân công hay không?

Chất lượng nhân công, thậm chí là trình độ của người quản lý thợ có ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng và thẩm mỹ tới ngôi nhà của bạn. Cần đảm bảo rằng trong đội có những công nhân lành nghề, và người quản lý phải có trình độ nhất định về chuyên môn. Bạn có thể yêu cầu đơn vị xây dựng đưa mình đến xem những công trình họ đã làm và lắng nghe ý kiến về những người đã sử dụng dịch vụ. Cẩn thận hơn, bạn có thể yêu cầu được xem bằng cấp, chứng chỉ của người quản lý thi công. Bạn hoàn toàn có quyền làm điều này.

Vấn đề giám sát sẽ thế nào?
Bạn nên có bộ phận giám sát của mình ( gồm có giám sát tác giả đối với bản vẽ thiết kế và giám sát thi công) để đảm bảo mọi việc sẽ được kiểm soát dễ dàng. Bạn nên yêu cầu đơn vị xây dựng tạo điều kiện cho bộ phận giám sát làm việc.

Thời gian và quy định bảo hành ra sao?

Đây cũng là một điểm nên lưu ý trước khi bắt tay thỏa hiệp hợp đồng. Với điều kiện bảo hành, các đơn vị xây dựng sẽ có trách nhiệm hơn trong công việc của mình. Thông thường thì thời gian bảo hành sẽ là 01 năm kể từ ngày bàn giao công trình.
KTS Nguyễn Tiến Toàn


Đầu trang
 Xem thông tin cá nhân  
 
Gửi bàiĐã gửi: Thứ 6 19/08/16 11:08 
Ngoại tuyến

Ngày tham gia: Thứ 5 11/08/16 13:46
Bài viết: 68
Sơn Đinh Ngân chuyên cung cấp và thi công sơn Epoxy cho các sàn nhà máy, nhà xưởng, khu công nghiệp, khu chế xuất,....Ngoài ra, còn cung cấp các dòng sơn công nghiệp: sơn chống cháy, sơn chịu nhiệt, sơn chống gỉ Alkyd, sơn chống gỉ Epoxy,...LH Ms Mơ: 08.6289.0205


Đầu trang
 Xem thông tin cá nhân  
 
Hiển thị những bài viết cách đây:  Sắp xếp theo  
Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời  [ 3 bài viết ] 

Thời gian được tính theo giờ UTC + 7 Giờ


Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến1 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này.
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này.
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này.

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:  
cron
Chứng nhận thanh toán bảo đảm

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ HÀNG HOÁ TRỰC TUYẾN

Diễn đàn sử dụng phần mềm phpBB® Forum


Chợ xây dựng Hà nội: Công ty TNHH Thương mại Dương Linh

Showroom: Số 1B, Ngõ 5, tổ 19, thị trấn Cầu Diễn, Huyện Từ Liêm, Thành phố Hà nội

Tel: 04.37737548; Fax: 04.38370082

Email Phòng kinh doanh: sale@choxaydung.vn

Chợ xây dựng Sài Gòn: Công ty TNHH SX-TM Đăng Hải

Địa chỉ: Số 140, Tô Hiến Thành, P15, Quận 10, Tp.HCM

Tel: 08.38620524; Fax: 08.38633011;

Email: saigonRep@choxaydung.vn