Không còn là giấc mơ xa vời, không cần phải là tỷ phú đôla như Bill
Gates, khách hàng vẫn có thể sở hữu ngôi nhà thông minh của chính mình
ngay tại Việt Nam với những giải pháp công nghệ ứng dụng mới nhất. Biệt
thự, căn hộ cao cấp hay nhà liền kề đều có thể trở thành ngôi nhà thông
minh với những tích hợp thiết bị và phần mềm giúp tối ưu hóa, hiện đại
hóa những tiện nghi trong ngôi nhà của bạn.
Hệ thống nhà thông minh là gì?
Nhà thông minh được hiểu là hệ thống
các thiết bị điện tử gia dụng được kết hợp với nhau thành mạng thiết bị
và hoạt động theo kịch bản tùy biến nhằm tạo ra môi trường sống tiện
nghi, an toàn, tiết kiệm năng lượng. Một hệ thống nhà thông minh cơ bản
bao gồm một máy tính điều khiển trung tâm, được gọi là máy chủ (Home
Server), có nhiệm vụ kết nối các thiết bị với nhau và điều khiển toàn bộ
hệ thống nhà. Các thiết bị gia dụng đầu cuối là những vật dụng điện tử
trong nhà như các thiết bị an ninh, hệ thống cửa, điều hòa, rèm mành, hệ
thống đèn, quạt thông gió, ti vi, bếp gas… Các thiết bị này được kết
nối với nhau trong hệ thống mạng thiết bị bằng công nghệ truyền dữ liệu,
qua đường điện (Power line communication – PLC) hoặc không dây (Zigbee)
và được kết nối trực tiếp đến Home Server. Cuối cùng là hệ thống các
phần mềm điều khiển ngôi nhà cài đặt trên Home Server, trên các thiết bị
điều khiển và các thiết bị điện tử gia dụng đầu cuối. Chủ nhân của Hệ
thống nhà thông minh có thể kiểm soát, điều khiển ngôi nhà cũng như các
thiết bị trong nhà bằng nhiều phương tiện như: điện thoại di động,
tablet, laptop… ở bất kì đâu và bất kỳ lúc nào.
Công nghệ phức tạp cho những tiện nghi đơn giản
Để
sử dụng, điều khiển các thiết bị điện tử gia dụng trong hệ thống ngôi
nhà thông minh, người dùng sẽ tương tác trên giao diện máy tính bảng
(Tablet), được đặt ở những vị trí thuận tiện trong nhà hoặc sử dụng điện
thoại di động. Giao diện màn hình cảm ứng của thiết bị điều khiển này
được thiết kế sử dụng đồ họa 3D với công nghệ điều khiển trực quan, mô
phỏng lại toàn bộ ngôi nhà cùng thiết bị trong gia đình giúp chủ nhân dễ
dàng điều khiển các thiết bị như đang sử dụng thực tế.
Trong đó
hệ thống chiếu sáng được thiết kế để có khả năng hoạt động tự động hoàn
toàn, tùy biến điều chỉnh ánh sáng mầu sắc… theo sở thích người dùng,
đáp ứng được kịch bản chiếu sáng khác nhau và có thể phối hợp hoạt động
với các thiết bị khác trong ngôi nhà. Chủ nhân của ngôi nhà có thể cài
đặt các chế độ chiếu sáng khác nhau, tùy thuộc vào từng thời điểm trong
ngày. Đối với hệ thống giải trí, chủ nhân ngôi nhà thông minh có thể
quản lý các thư viện âm nhạc, phim, ảnh, của mình theo sở thích đồng
thời lựa chọn các chế độ phát nhạc, chiếu phim… theo các khoảng thời
gian trong ngày.
Một trong những điểm nhấn của ngôi nhà thông
minh là hệ thống an ninh giữ vai trò quan trọng, kiểm soát các nguy cơ
cháy nổ, bị xâm nhập… Hệ thống này bao gồm các thiết bị kiểm soát vào
ra, hàng rào điện tử, khóa cửa điện từ. Camera sẽ chuyển hình ảnh tại
các khu vực cần bảo vệ đến các thiết bị điều khiển, thông báo cho chủ
nhà biết, đồng thời chủ nhà có thể ra lệnh mở cửa thông qua màn hình cảm
ứng. Khi gặp sự cố hay có người xâm nhập, hệ thống cũng sẽ đưa ra cảnh
báo và tự động xử lý tình huống theo kịch bản được cài đặt từ trước.
Công nghệ tạo sự khác biệt
Để
tạo môi trường sống, sinh hoạt trong điều kiện tốt nhất, thông qua các
thiết bị cảm biến, hệ thống giám sát môi trường trong ngôi nhà thông
minh sẽ liên tục cập nhập các thông số về nhiệt độ, độ ẩm, lượng oxy…
của từng khu vực trong ngôi nhà. Máy chủ sẽ phân tích các thông số này
và ra lệnh điều khiển các thiết bị như điều hòa nhiệt độ, máy hút ẩm,
quạt thông gió… nhằm duy trì và tạo ra trạng thái môi trường tốt nhất
trong toàn bộ ngôi nhà của bạn. Ngoài ra hệ thống giám sát môi trường
còn có thể nhận biết điều kiện thời tiết nắng mưa để đưa ra chế độ hoạt
động tối ưu cho các thiết bị nhằm tiết kiệm năng lượng cho ngôi nhà của
bạn.
Yếu tố tạo lên sự thông minh của ngôi nhà là công nghệ kịch
bản ngữ cảnh. Những thói quen đặc tính của người sử dụng ở từng nơi,
từng công trình được các chuyên gia nghiên cứu thử nghiệm và đúc rút
thành những kịch bản mang tính nhân bản. Với công nghệ kịch bản ngữ
cảnh, nhà thông minh có thể hiểu được ý muốn của chủ nhà, từ đó tự động
đưa ra chế độ vận hành phù hợp cho các thiết bị trong nhà. Thông qua một
hệ thống mạng, các kết nối thiết bị nhận lệnh điều hiển từ Home Server
theo kịch bản đã được cấu hình trước. Chẳng hạn, khi có mưa bão cửa sổ
có thể tự đóng, dây phơi tự thu vào; Bình nước nóng tự bật đun nước
trước buổi sáng hoặc trước giờ tan tầm; Hệ thống tưới cây tự động hoạt
động theo giờ; Bể cá tự bật tắt đèn máy lọc nước và cho cá ăn…
Tóm lại, hệ thống thông minh của ngôi nhà đảm bảo cho bạn một số tiêu chí sau:
1. Tiện lợi.
2. Tự động hóa
3. An toàn.
4. Tiết kiệm năng lượng.
5. Sang trọng
6. Điều khiển mọi lúc mọi nơi
(Tân Việt - tổng hợp) |