Công ty TNHH Công Nghệ Tự Động Đại Nam
Chợ xây dựng > Công ty TNHH Công Nghệ Tự Động Đại Nam
Nội dung tin
Bê tông nhẹ (gạch không nung) từ phế phẩm công nghiệp
2015-05-12 09:50:25

 

Hơn 1 năm qua, anh Trần Văn Lượng ở xã Nhật Tựu, huyện Kim Bảng (Hà Nam) bỗng trở nên nổi tiếng với giải pháp làm bê tông siêu nhẹ từ phế phẩm nông nghiệp. Người ta gọi anh là Lượng “bê tông”.

Bê tông nhẹ (gạch không nung) từ phế phẩm công nghiệp

Tôi tìm về xưởng sản xuất bê tông siêu nhẹ của Công ty TNHH Hồng Giang, nơi anh nông dân Trần Văn Lượng làm giám đốc. Gọi là xưởng nhưng thực chất đó chỉ là một lán nhỏ được xây tạm làm chỗ lắp máy, với vài trăm mét vuông đất mượn tạm của hàng xóm xung quanh để xếp bê tông siêu nhẹ thành phẩm. Chỉ vào hệ thống máy móc và những hàng bê tông siêu nhẹ xếp đầy sân, anh giám đốc nông dân cười bảo: “Để có được toàn bộ hệ thống thiết bị và sản phẩm “made in Việt Nam 100%” này, tôi đã phải tiêu tốn hai ô tô tải và một suất đất đấy”.

     Sinh năm 1968, học hết lớp 10 (lớp 12 hiện nay), do điều kiện gia đình, ước mơ được học tiếp lên cao của anh đành phải bỏ dở. Từ một cậu học trò được mệnh danh “dài lưng tốn vải” nhất lớp (anh cao đến 1m80), Lượng trở về làm “tài xế” công nông cho làng. Vào những năm 1980 - 1990, xe công nông là phương tiện vận tải chủ yếu ở nông thôn, nhưng do khâu thiết kế, lắp ráp có vấn đề nên trục của xe thường bị gãy trong quá trình lưu thông. Vốn có sẵn chút nghề sửa chữa máy, anh quyết tâm cải tiến bằng được chiếc trục xe công nông, đỡ đi những tai nạn đáng tiếc.

     “Tôi lần mò khắp mọi nơi, lên cả xưởng cơ khí ở Hà Đông, nơi sản xuất xe công nông để xin bản thiết kế xe về nghiên cứu. Ròng rã mấy tháng trời, mất ăn, mất ngủ, cuối cùng chiếc trục xe công nông mới được cải tiến cũng ra đời” - anh Lượng kể.

     Vào cuối những năm 90 của thế kỷ trước, nghe theo lời khuyên của mấy người bạn anh khăn gói vào Nam làm ăn. Sẵn có chút vốn trong tay, thêm vào là sự giúp đỡ của vài người bạn, anh mở cửa hàng nhỏ kinh doanh vật liệu xây dựng. Giữa năm 2002, trong một lần sang nhà người hàng xóm chơi, thấy ông chủ đang lúi húi nhào trộn xi măng trắng với hỗn hợp chất keo gì đó và xốp. Hỏi thăm nhiều lần, anh được biết ông ta đang nghiên cứu chế tạo bê tông xốp, nhưng sau nhiều lần thí nghiệm vẫn chưa thành công.

     Với niềm ham thích sáng tạo vốn có, thêm vào chút “ngông” của tuổi trẻ, anh nghĩ sao mình không thử nghiên cứu sản phẩm này. “Nghĩ lại, hồi ấy mình liều thật. Chưa có tí kiến thức gì về sản phẩm này, mà đã dám nghiên cứu, chế tạo nó” - anh Lượng nhớ lại. Hàng năm trời tiến hành nghiên cứu, thí nghiệm với hàng trăm bao xi măng trắng, hàng trăm lít hỗn hợp hóa chất tự nấu, nhưng sản phẩm làm ra có độ liên kết của hợp chất, giữ ẩm của xốp rất kém, cho xuống nước, búng nhẹ, nguyên cả tảng bê tông đã nở ra như bánh khảo.

     Năm 2006, anh nông dân Lượng từ Nam trở về quê, thành lập Công ty TNHH Hồng Giang, và tiếp tục việc nghiên cứu. Nhiều đêm nằm trằn trọc, anh Lượng nghĩ có lẽ phải thay đổi lại quy trình sản xuất. Theo gợi ý của vài người bạn có kinh nghiệm trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, anh thay xi măng trắng bằng xi măng đen, mác PC40, và thêm keo da động vật (được nấu, cô đặc từ da động vật) vào hỗn hợp hóa chất tự chế. Nhưng sản phẩm làm ra vẫn chưa thực sự hoàn thiện, độ giữ ẩm vẫn kém. "Một lần theo dõi trên tivi thấy họ nói đến công dụng giữ ẩm của các loại phế phẩm các cây nông nghiệp... trong việc giữ ẩm cho đất, tôi bỗng nảy ra ý định, sao không cho mấy loại phế phẩm này vào sản phẩm của mình, nhỡ đâu lại thành công” - anh Lượng kể.

     Trời không phụ người, tháng 3.2008, thí nghiệm thành công, sản phẩm bê tông siêu nhẹ đầu tiên có thành phần là một số loại phế phẩm nông nghiệp mang thương hiệu “Trần Văn Lượng” ra đời. Bốn tháng sau đó, trong bản kiểm định chất lượng của Viện Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) đã khẳng định đây là sản phẩm bê tông nhẹ, có tác dụng chống thấm, cách nhiệt cách âm..., phù hợp tiêu chuẩn TCVN 317: 2005. Chưa dừng lại tại đó, hơn một năm sau hệ thống máy móc phục vụ cho sản xuất bê tông siêu nhẹ 100% tự làm, tự thiết kế cũng được lắp đặt hoàn chỉnh với máy tạo bọt, máy trộn bê tông, khuôn. Theo ước tính, tổng chi phí của hệ thống máy móc này (năng suất > 50m3/5 người làm/ngày) chỉ bằng 1/5 so với hệ thống máy móc cùng loại nhập khẩu của nước ngoài.

Sẵn sàng chuyển giao công nghệ

     Trong cuộc trò chuyện với tôi, anh Lượng cho biết: do nguyên liệu đều là các sản phẩm sản xuất trong nước hoặc anh tự sản xuất nên giá thành một m3 bê tông siêu nhẹ sản xuất theo công nghệ của anh xuất ra chỉ ở mức 900.000- 950.000 đồng/m3. Trong khi đó, sản phẩm cùng chất lượng nhập ngoại lên tới 1.300.000- 1.500.000 đồng/m3. Anh Lượng cũng cho biết thêm, với công nghệ này, bê tông không cần phải sấy, hấp mà được để nở tự nhiên, tạo liên kết liền. Việc xây dựng các loại bê tông này chỉ cần dùng các loại vữa xây thông thường.

     Nhắc đến những dự định tiếp theo, anh Lượng bảo: hiện đã có một số đơn vị tìm đến đặt hàng sản phẩm, nhưng do năng lực sản xuất hạn chế, nên chưa thể đáp ứng được. "Tới đây, nếu có đủ điều kiện tôi sẽ thuê thêm đất, mở rộng sản xuất. Tôi cũng đang tiếp tục tiến hành đăng ký bảo hộ cho sản phẩm ở mức giải pháp hữu ích trong ngành vật liệu xây dựng. Còn về công nghệ, tôi sẵn sàng tiến hành chuyển giao cho các cá nhân và đơn vị có đủ năng lực để sản xuất, phát triển sản phẩm này" - anh Lượng tâm sự.

[Đóng cửa sổ] [In]
Thông tin
Giới thiệu
Sản phẩm
Báo giá sản phẩm
Tin tức
Chứng chỉ - Giải thưởng
Tuyển dụng
Liên hệ
Phản hồi
Liên kết
Máy ép gạch không nun...
Trạm trộn bê tông

h.Biz 2.5 - Chợ vật liệu xây dựng toàn quốc

Sàn giao dịch điện tử: Công ty TNHH Thương mại Dương Linh ©

Địa chỉ: Số 1B, Ngõ 5, tổ 19, thị trấn Cầu Diễn, Huyện Từ Liêm, Thành phố Hà nội
Tel: 04.37737548; Fax: 04.38370082
Phòng kinh doanh: sale@choxaydung.vn; Ban quản lý chợ: admin@choxaydung.vn
 Số điện thoại nóng: 0912083463

Chứng nhận thanh toán bảo đảm

 Top