Nổi mẩn ngứa,
bệnh mề đay là một hiện tượng rất thường gặp trong đời sống sinh hoạt của chúng ta. Biểu hiện chính của bệnh là xuất hiện các mảng mề đay, đỏ, với hình dạng không nhất định, có thể nhỏ như hạt đậu nhưng cũng có thể xuất hiện thành những mảng đỏ lớn, sung phù và ngứa ngáy. Cơn mề đay thường xuất hiện trong thời gian ngắn rồi tự hết. Mề đay có thể xuất hiện do yếu tố cơ địa dị ứng hoặc do ăn phải một số loại thức ăn dễ gây dị ứng. Khi bị nổi mề đay, cần tránh tối đa các yếu tố nguy cơ, và cần đặc biệt chú ý trong chế độ ăn uống. Sau đây mời các bạn cùng tham khảo :
Cơn mề đay mãn tính: Đó là khi tình trạng nổi mề đay kéo dài trên 8 tuần, không kể nhiều hay ít, có khi ngắt quãng nhiều ngày, có thể gặp các dạng khác nhau.
Mề đay thành vệt dài, thành vòng - mề đay xuất huyết.
Mề đay sần ở trẻ em - mề đay mụn nước, phòng nước.

Mề đay khổng lồ - đó là phù nổi đột ngột làm sưng phù mặt, mi mắt, môi hoặc bộ phận sinh dục, thường sau vài giờ thì lặn, không ngứa chỉ gây cảm giác căng tức khó chịu. Mức độ nguy hiểm của dạng phù này là có thể làm phù đường hô hấp trên, gây hẹp thanh quản và họng dẫn tới khó thở, phải cấp cứu.
Mề đay cấp tiết Cholin: Xuất hiện khi đi ra nắng, vận động thể lực, xúc cảm hay gặp ở người trẻ tuổi. Mề đay nổi đột ngột rầm rộ khắp cơ thể gây cảm giác rất ngứa.
Những thực phẩm cần kiêng kỵ khi bị bệnh mề đay mãn tính
Các loại thức ăn có tính chất thực vật như măng, rau chân vịt, nấm hương, cà, đậu tằm, dưa chuột, tỏi, hành củ, cam quýt, mận, thảo quả.
Rượu bia phải kiêng tuyệt đối vì đây có thể là những yếu tố thuận lợi cho bệnh nổi mề đay tái phát và có thể gây lên căn bệnh
viem da day rất nguy hiểm đến việc điều trị bệnh nổi mề đay
Cần kiêng các loại protein động vật: Cá, tôm, cua, sữa bò, bơ và những đồ chế biến bằng bơ, trứng các loại là những thực phẩm được đánh giá là nhóm thực phẩm nhậy cảm, dễ gây dị ứng, mề đay.
Một số loại gia vị như thuốc tạo màu, thuốc bảo quản thức ăn, các vật chất tự nhiên, tinh dầu bạc hà…
Sôcôla, các aldehyt chưa no cũng được liệt kê vào nhóm thực phẩm có nguy cơ dẫn đến dị ứng, nổi mề đay. Vì vậy, người bị nổi mề đay cũng nên hạn chế các loại thực phẩm này.
Ngoài ra, người bị nổi mề đay cũng nên hạn chế các loại quả quả rắn (như hạt dẻ, ngân hạnh, hồ đào), tương lạc và các loại gia vị thơm…
Tuy vậy, không phải người bệnh nào cũng đều nhạy cảm đối với các đồ ăn nói trên, nhưng nếu phát bệnh nên kiêng và kiểm tra loại nào dễ làm cho bệnh phát để rồi kiêng kị và áp dụng các loại thuốc chữa nổi mề đay phù hợp, tránh việc hiểu biết không rõ lam tình trạng bệnh năng hơn.
Khi kiêng kỵ trong ăn uống, người có bệnh mề đay còn phải phân biệt loại nào cần kiêng kỵ đối với bệnh cấp tính và kiêng kỵ đối với bệnh mạn tính.
Những tác hại nếu người bệnh nổi mề đay không kiêng kỵ
Những thức ăn uống nói trên phần nhiều sinh phong, động huyết, hóa nhiệt, nhất là hải sản, thịt thủ lợn, đầu gà, nấm hương, nấm ăn, rau hương xuân, ớt, thức ăn dầu mỡ ăn vào sẽ sinh đờm, động hỏa, hao tán khí huyết; nếu xét thấy bệnh thuộc chứng dương, chứng nhiệt thì càng cần kiêng kỵ nghiêm ngặt.
Tham khảo thêm : thuốc
chữa trào ngược dạ dày bằng đông y