Mỗi khi trở lạnh thời tiết thay đổi trẻ em và ngay cả người lớn cũng rất dễ bị ho , nhiều người thường dùng kháng sinh nhưng không khỏi được rứt điểm mà có nguy cơ biến chứng sang
đau dạ dày rất nguy hiểm . Ho thì có nhiều loại có ho khan , ho có đờm... mỗi loại có những cách chữa trị riêng biệt khác nhau vậy làm thế nào để chữa
trị viêm họng và ho vừa an toàn mà hiệu quả cao ? mời bạn đọc cùng tham khảo tất tần tật những cách chữa ho viêm họng hiệu quả nhanh :
Phân loại những loại ho : Trẻ bị ho khò khè, bị ho đi kèm với thở khò khè có thể là dấu hiệu của bệnh viêm đường hô hấp dưới. Chứng bệnh này cũng có thể xảy ra khi đường hô hấp dưới bị cản bởi vật thể lạ hay do nước nhầy từ bệnh nhiễm trùng đường hô hấp tiết ra, thường gặp ở trẻ nhỏ tuổi.
Trẻ bị ho khan, là ho không có đờm, thường gặp khi bị viêm họng, ngạt mũi hay hắt hơi, chảy nước mũi, không phải do viêm phổi hay viêm phế quản. Khi trẻ ho sẽ khiến cho trẻ bị nôn, trớ, dễ làm cho bé mệt mỏi, chán ăn sau mỗi lần ho.
Trẻ bị ho sù sụ, đây là dấu hiệu thường thấy của bệnh nhiễm trùng thanh khí quản. Bệnh này xảy ra do dị ứng thời tiết khi thay đổi nhiệt độ hoặc là do virus gây nhiễm trùng đường hô hấp gây nên. Bệnh thường hay phát về đêm và dễ nhận thấy khi nghe tiếng thở của bé khò khè, thở lớn.Thường do nhiễm trùng hay do sưng phần trên của đường hô hấp. Đa số các trường hợp ho này là do bệnh bạch hầu thanh quản, một dạng bệnh nhiễm trùng thanh quản và khí quản.

Trẻ bị ho có đờm, là khi trẻ ho thường tiết nhiều đờm loãng hoặc đặc. Đây có thể là một trong các triệu chứng của
bệnh viêm xoang hay viêm phế quản. Cha mẹ có thể nhận thấy trẻ có đờm khi bé ho có cảm giác nặng ngực, mệt và hơi khó thở.
Trẻ bị ho lâu ngày, là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn bordetella gây ra. Các triệu chứng của bệnh này là trẻ ho nhiều, chảy nước mũi, hắt hơi và sốt nhẹ. Bệnh này xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng dễ mắc nhất là ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi chưa được tiêm chủng ngừa. Do đó cha mẹ nên lưu ý tiêm vắc xin phòng bệnh này cho trẻ, có thể tiêm chung với các vắc xin bạch hầu, uốn ván và thường được tiêm 5 lần trước khi trẻ được 6 ngày tuổi. Ho lâu ngày là chứng bệnh dễ lây lan. Vi khuẩn có thể lây từ người bệnh qua chất dịch văng vào không khí lúc người bệnh ho hay hắt hơi.
Thuốc và
cách chữa ho có đờm đặc :
Lê 1 quả, gọt vỏ bỏ hạt, cắt núm, khoét bỏ lõi; cho 10g bột xuyên bối mẫu, 30g đường phèn cho vào bên trong quả lê. Hấp cách thuỷ ăn trong 1-2 lần sáng và tối, có tác dụng chữa ho kéo dài có đờm đặc.
Dùng la hán quả 20g, với tang bạch bì 12g, sắc uống trong ngày. Uống 7-10 ngày, chữa ho có đờm vàng đặc.
Lấy củ cải rửa sạch, thái vụn hoặc thái thành từng sợi mỏng, trộn với mạch nha ăn có tác dụng hạ khí, tiêu đờm, dễ thở. Chữa ho do viêm khí quản, nhiều đờm, khó thở.
Mẹo đơn giản chữa ho cho trẻ em bà mẹ nên biết :
Nước nóng giúp long đờm
Nước nóng là một trong những cách tốt nhất giúp làm loãng đờm. Buổi sáng thức dậy bạn thấy cổ họng tắc nghẽn, nói không ra tiếng, uống nước ấm vào thì giọng nói sẽ tự nhiên trở lại.
Dùng mật ong, gừng, quả tắc để trị đờm
Hấp cách thủy mật ong, gừng thái lát và quất tắc. Mỗi lần hâm nóng lại 1 - 2 thìa canh cho người bệnh uống vào sáng và tối.
Đu đủ chín cách này cần chú ý với những người bị mắc bệnh
trào ngược dạ dày thực quản
Một quả đu đủ gọt bỏ vỏ (lưu ý là đu đủ chín cây), cho 100ml mật ong vào, sau đó đun lên để ăn. Bài thuốc này dùng để chữa ho không có đờm.
Tham khảo thêm
cách chữa viêm loét dạ dày hiệu quả bằng đông y