Home arrow Ngành xây dựng arrow Tin tức và sự kiện arrow Tin tức và sự kiện arrow Sản xuất gạch ngói nung nhìn dưới góc độ khai thác và sử dụng nguyên liệu
Thứ ba, ngày 07 tháng 5 năm 2024 11:23
Tin xây dựng
Xây tổ ấm
Ngành xây dựng
Kinh tế xã hội
Công nghệ xây dựng
Thủ tục pháp lý
Tủ sách xây dựng
Tin doanh nghiệp xây dựng
Giá VLXD tại Chợ xây dựng
Giá VLXD toàn quốc
Hỏi đáp xây dựng
Hội chợ xây dựng
Danh bạ doanh nghiệp
--------------------------------------------
Tìm kiếm
Catalogs sản phẩm Catalogs sản phẩm
Tin mới
Banner
Banner
Banner
Sản xuất gạch ngói nung nhìn dưới góc độ khai thác và sử dụng nguyên liệu PDF Print E-mail
Thứ năm, ngày 18 tháng 6 năm 2009 18:58

Image

Thử làm một phép tính như thế này: hàng năm chúng ta sản xuất khoảng 16 tỉ viên gạch ngói nung, đổ đồng 1,7 m3/1000 viên cho cả gạch ngói nung lò tuynen và gạch ngói nung lò thủ công, thì một năm chúng ta cần khoảng 27 triệu m3 khối đất, nếu lấy độ sâu trung bình là 2m, thì một năm chúng ta mất đi khoảng 13,5 km2, nghĩa là xấp xỉ bằng diện tích của quận Hai Bà Trưng- một quận lớn nhất của Hà Nội, nghe mà giật mình.

Nguồn đất sét làm gạch ngói nung của ta vừa nhiều, vừa ít. “Nhiều” (hiểu theo cái nghĩa định lượng đơn thuần, không nói đến việc nó có được phép khai thác hay không), thì chỉ có các tỉnh vùng đồng bằng, mà cũng chỉ đồng bằng sông Hồng thôi, chứ đồng bằng sông Cửu Long thì đất bị nhiễm phèn, nhiểm mặn, cũng không làm sạch được. Còn lại là thuộc diện “ít”, như các tỉnh miền núi phía Bắc, rồi Tây Nguyên thì thật khó có thể tìm một địa điểm nào có thể dựng cái tuynen cho ra trò (nhà mày gạch tuynen Gia Lai là một điển hình của việc xây nhà máy mà không có nguyên liệu, định bốc máy móc đến chỗ có đất để làm mà tìm mãi vẫn không ra; hoặc như ở Thừa Thiên Huế cả một dải dài tới trăm cây số từ thành phố Huế tới chân đèo Hải Vân muốn đầu tư thêm một nhà máy gạch tuynen nữa- sau nhà máy tuynen ở Thủy Phương- mà cũng không tìm đâu ra đất). Thế mới biết rằng đất cũng không phải dễ tìm.

Image

Và đằng sau những khối đất vô tri vô giác ấy có biết bao chuyện đáng bàn.

Như trên đã nói hàng năm ta sản xuất 16 tỉ viên gạch ngói, trong số đó 60% là gạch ngói nung sản xuất thủ công, tức là khoảng 9,6 tỷ viên. Tạm tính quy mô bình quân cho 1 lò là 0,5 triệu viên/năm, thì cả nước có tới 19.200 cái gọi là cơ sở sản xuất gạch”. Tính như vậy e còn khiêm tốn bởi theo thống kê gần đây ở một số tỉnh như: Thái Nguyên, Ninh BÌnh, Hà Tây, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Bắc Ninh, Nghệ An...đều có trên dưới 1000 cái lò đứng nung gạch; Bắc Giang có tới 2.500 lò. Khu vực sản xuất gạch ngói thủ công này đào bới đất khắp mọi nơi, đặc biệt là dọc các triền sông vào mùa cạn (sông Đà, sông Hồng, sông Đuống, sông Nam Định, sông Ninh Cơ, sông Thái Bình, sông Luộc...) họ lấy cả đất dự trữ để giữ cho lò đỏ lửa quanh năm vì mùa lũ không khai thác được. Đến các địa phương, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những “liên hiệp các xí nghiệp sản xuất gạch ngói thủ công”, nghĩa là các lò gạch thủ công nằm san sát nhau kiểu “liên hiệp thịt chó Nghi Tàm” mà ta thường nói vui như vậy vào những năm trước đây. Các cơ sở này đào bới đất để lại những hố sâu hun hút, liền kề nhau như sau một trận B52 rải thảm và đã có trường hợp các em học sinh xuống tắm ở các “hồ” nhân tạo này rồi bị chết đuối, rất tang thương. Nhiều cơ sở sản xuất ca bài ca muôn thuở rằng: chúng tôi thu mua đất san lấp gò, đồng, đất hạ thấp cốt ruộng của dân. Và cứ thế xe chở đất ùn ùn kéo đến chất đất thành “núi” ở nơi sản xuất; còn đất đó lấy ở đâu, có phải là thứ đất sét cải tạo đồng ruộng không thì chỉ có ông bán đất mới biết được. Các đồng chí lãnh đạo ở huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) cho biết: ở địa phương họ xuất hiện một lớp người chuyên đi đào đất trộm ban đêm để bán, nhiều khi công an bắt được cha con bỏ của (cả bò, cả xe) để chạt lấy người. Ôi! cơ chế thị trường muôn năm. Cái lý của mấy anh làm gạch có lẽ cũng vậy, nên đất ruộng cứ bị xà xẻo cho vào lò.

Một vài cơ sở sản xuất gạch lại có “sáng kiến” đổi ruộng lấy ao, dân lấy ao để chuyển sang nuôi trồng thủy sản , còn doanh nghiệp lấy đất làm ruộng làm gạch để tiếp tục biến ruộng thành ao. Không biết bây giờ có ông địa chính nào điều tra xem mức bình quân ruộng đất trên đầu người của nông dân ta là bao nhiêu, khi mà đất được lấy làm khu công nghiệp, làm đô thị, làm đường xá và có một phần làm gạch.

Lý do trên không phải là duy nhất, song cũng là một trong những lý do mà Bộ Xây dựng đã có Quyết định số 15/2000/QĐ-BXD ngày 24/7/2000 và thủ tướng Chính phủcó quyết định 115/QĐ-TTg ngày 1/8/2001 về việc xóa bỏ các lò gạch ngói thủ công xung quanh các đô thị đến năm 2005 và trên phạm vi cả nước đến năm 2010. Nay đã hết năm 2005 rồi, xem ra việc thực hiện chủ chương này còn xa vời lắm, dù ai cũng biết rằng sản xuất gạch bằng lò thủ công thì có tác hại đến môi trường, đến đất canh tác v.v... Nhưng, một ông chủ lò gạch nếu không tự nguyện phá bỏ cái lò gạch của mình vì lợi ích của cả cộng đồng, mà chỉ vì lợi nhuận của riêng mình và ông trưởng thôn cũng đồng tình như vậy thì chúng ta khó có thể thực hiện được chủ trương xóa bỏ lò gạch ngói thủ công trên địa bàn cả nước, cũng đồng nghĩa với đất tiếp tục bị ăn cắp công khai.

Ts. Nguyễn Quang Cung- Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng có lần nói đại ý rằng: Phải thay đổi tư duy trong việc sử dụng gạch ngói nung. Không lẽ chúng ta cứ đào mãi đất lên để làm gạch, rồi xây lên tường, rồi chát vữa, trát matít rồi thêm vài ba lần sơn nữa, để rồi chẳng nhìn thấy “mặt mũi” viên gạch đâu. Sản phẩm đất sét nung sau này chỉ dùng để ốp, để lợp thôi (không dùng để xây), vẻ đẹp của nó phải được phô ra ở những vị trí dễ quan sát nhất cuả những công trình xây dựng, phải được bao gói từng viên, được “nâng niu” như một sản phẩm “quý hiếm”.

Người ta thường nói vui rằng: “anh làm gạch là anh bắt đất nước vào khuôn khổ”, tôi thì nghĩ anh làm gạch là anh “bắt đất nước dâng cho thần lửa”, mà “hỏa” có sinh “thổ” sinh “thủy” được đâu?. Tất nhiên không phải một sớm một chiều ta đã có thể thay thế ngay được một khối lượng khổng lồ gạch ngói nung đang sản xuất hiện nay bằng các loại vật liệu khác (ví dụ gạch không nung...), trong lúc công cuộc xây dựng của đất nước không có giờ phút nào ngưng nghỉ. Thế thì sản xuất gạch ngói nung vẫn là cứu cánh trong một tương lai gần. Nhưng đúng là chúng ta phải thay đổi tư duy trong việc sử dụng gạch ngói nung, để góp phần hạn chế, tiến tới ngừng sản xuất gạch ngói nung cũng có nghĩa là hạn chế, tiến tới ngừng việc khai thác đất, bởi như các cụ ta thường nói “tấc đất, tấc vàng”.

(Theo Tạp chí Gốm sứ Xây dựng)

Cập nhật cuối cùng ( Thứ năm, ngày 18 tháng 6 năm 2009 18:59 )
Banner
  Đánh dấu trang
Mạng xã hội
Trang Facebook - Chợ xây dựng Trang Google Cộng - Chợ xây dựng
Sản phẩm mới
  • VCS15 Van cửa Sanwa 15 - 98.440 đ
    thumb

    Van cửa SANWA được sản xuất bởi Công ty TNHH Hợp kim ASAHI – Thái Lan. Nhãn hiệu SANWA đã được đăng ký và bảo hộ trên toàn lãnh thổ Việt Nam theo quyết định số: 3457/QĐ-SHTT ngày 26/03/2007.

  • STC20 - Măng sông D20 - 15.180 đ
    thumb

    Phụ kiện ống HDPE nối nhanh nhãn hiệu con cá - FISH, được nhập khẩu trực tiếp từ Malaysia. Đường kính D20

  • Ống uPVC Bình Minh - 0 đ
    thumb

    Ống nhựa uPVC Bình Minh được sản xuất trên dây truyền công nghệ hiện đại. Tiêu chuẩn kỹ thuật hệ mét ISO 4422:1996.

  • R01-Ngói Viglacera - 15.600 đ
    thumb

    R01-Sản phẩm ngói tráng men Ceramic dùng để lợp các mái, các viên ngói được liêt kết với nhau bằng ốc vít

  • B4A Ngói chạc bốn - 35.000 đ
    thumb

    B4A là phụ kiện ngói Secoin dùng để lợp phần tiếp giáp đỉnh 4 cạnh của mái. Ngói được sản xuất trên công nghệ tiên tiến của Nhật bản, có chất lượng cao và được thị trường tin dùng.

  • M405-2 men bóng - 88.400 đ
    thumb

    Đây là dòng sản phẩm bề mặt được phủ lớp men kính (bóng như gương) gồm nhiều họa tiết vân đá, hoa văn được phối màu, thiết kế đẹp mắt, hoa văn độc đáo, trang nhã. Các hoạ tiết của sản phẩm được tạo nên bởi nhiều lớp in lưới tạo ra độ sâu của hoạ tiết.

    Kích thước 40x40cm. Chất lượng loại 2.

  • N.E407 Tếch Myanma - 262.000 đ
    thumb

    Sàn gỗ công nghiệp E-Class N.E407 - một vẻ đẹp sang trọng nhưng mang đậm nét tự nhiên cho sàn nhà của bạn.

    Nhãn hiệu sàn gỗ công nghiệp Tếch Myama.

  • PEXA28RC - Đèn thoát hiểm - 1.099.000 đ
    thumb

    PEXA28RC - Đèn thoát hiểm

  • HV1900 Máy phun sơn Earlex - 2.960.000 đ
    thumb

    HV1900 là máy phun sơn đa dụng do hãng Earlex - Anh Quốc sản xuất.

    Đây là lựa chọn số một cho khách hàng có nhu cầu sơn không thường xuyên, và có giá cả cạnh tranh.

  • VES.OLD25 - 42.600 đ
    thumb

    VES.OL25 là sản phẩm ống nhựa Vesbo, loại có đường kính 25mm và độ dày ống là 2.3mm.

GOOS Media Trang tin tức của Công ty dịch vụ hàng hoá trực tuyến
Chứng nhận thanh toán bảo đảm

Chợ xây dựng Hà nội: Công ty TNHH Thương mại Dương Linh

Showroom: 1B Ngõ 5, Tổ 19, Thị Trấn, Cầu Diễn, Từ Liêm, Hà Nội

Tel: 04.37737548; Fax: 04.38370082

Email Phòng kinh doanh: sale@choxaydung.vn

Chợ xây dựng Sài Gòn: Công ty TNHH SX-TM Đăng Hải

Địa chỉ: Số 140, Tô Hiến Thành, P15, Quận 10, Tp.HCM

Tel: 08.38620524; Fax: 08.38633011;

Email: saigonRep@choxaydung.vn